Lá bồ đề là một loại lá mang ý nghĩ phật pháp thiêng liêng vô cùng trân quý. Ngay từ xa xưa, hình ảnh Đức phật từ bi ngồi giác ngộ dưới gốc cây bồ đề đã là một hình ảnh vô cùng đẹp thấm nhuần vào văn hóa và trở thành biểu tượng của phật giáo nước nhà. Vậy nên lá của loại cây này đến nay rất được xem trọng và có nhiều công dụng nhất định trong phong thủy cũng như cuộc sống.
Tìm hiểu về nguồn gốc cây bồ đề
Trước khi đi tìm hiểu về loại lá này ta cần biết và hiểu về cây bồ đề trước đã. Đây là một loài cây thuộc lớp thân gỗ lớn, có chiều cao vào khoảng 30m. Cây to, xòa tán, che mát cả một vùng xung quanh cây.
Lá bồ đề hình trái tim và thường dài từ 10 cho đến 17cm với chiều rộng vào 8cm cho đến 12cm. Về đặc điểm nhận dạng thêm là phía mặt trên có màu xanh và nhẵn còn dưới có lông trắng nhẹ.
Cùng với đó, hoa của loại cây này mọc dạng ống theo các tràng rất đẹp. Khi hoa nở tạo thành một mùi thơm nhè nhẹ giúp thanh tịnh tâm hồn khi gửi. Sau hoa sẽ kết quả tạo thành trái bồ đề với đường kính quả nho vào 1 cho đến 1,5cm mà thôi.
Còn nói về nguồn gốc của cây bồ đề, xa xưa kể lại rằng loài cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ và vùng Đông Dương. Còn tại Việt Nam, cây bồ đề được thấy tại vùng Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái, Lai Châu,…
Ý nghĩa và công dụng của lá bồ đề
Trong cây bồ đề phải nói riêng phần lá, bởi lá cây có những công dụng tuyệt vời thể hiện ở mọi mặt của cuộc sống. Cụ thể nó được thể hiện trong phật pháp, trong phong thủy và trong đời sống sức khỏe hằng ngày.
Lá tượng trưng cho sự giác ngộ phật pháp và từ bi hướng thiện
Đầu tiên phải đề cập đến đó là phần lá cây bồ đề có hình dạng là hình trái tim, điều này với ý nghĩa đại diện cho tình yêu thương, sự từ bi độ thế của Đức Phật dành cho con người. Hình ảnh này biểu tượng cho lương tâm từ bi hướng thiện suy tính mọi việc kỹ càng trước khi làm gì đó.
Tiếp đến là phần đuôi của lá cây bồ đề có hình dạng giống như một biểu tượng giác ngộ trong đạo Phật và nó được thể hiện dùng cho sự an tịnh trong tâm của mỗi con người. Cho dù đã trải qua hàng ngàn năm, nhưng hình ảnh và biểu tượng của lá bồ đề vẫn hiển thiện và là một đề tài được nghiên cứu cũng như tôn vinh muôn thuở.
Ý nghĩa đặc biệt của lá bồ đề trong phong thủy
Một ý nghĩa tiếp theo của lá cây này đó là ý nghĩa phong thủy. Chúng ta có thể nhớ lại, xa xưa, khi Đức Phật từ bi ngồi tu hành dưới gốc cây bồ đề, chính là cây đã chở che cũng như có sức mạnh linh liêng xua đuổi yêu ma, quỷ quái.
Vậy nên đến ngày nay, trong phong thủy, người ta vẫn quan niệm và ấn định đây là một loại cây giúp xua đuổi tà ma, giúp loại bỏ tham sân si của con người, giúp con người tịnh an tâm trí, tu thành chính quả. Vậy nên ta vẫn thường thấy cây bồ đề được trồng nhiều ở chùa chiền là như vậy.
Ý nghĩa quan trọng về mặt sức khỏe
Bên cạnh 2 ý nghĩa về Phật Pháp và Phong thủy, lá cây bồ đề còn có công dụng trong y học và được dùng làm thuốc chữa một số bệnh cho con người. Trong các tài liệu và theo Đông y chỉ ra được công dụng tuyệt vời của lá cây bồ đề như sau:
- Lá cây có công dụng trị ho khi ta sử dụng nhựa của cây trộn với mật ong uống 2 cho đến 4 lần tùy vào tình trạng bệnh để giảm ho cũng như ngứa rát cổ họng.
- Lá cây sau khi rửa sạch vắt lấy phần cốt bôi miệng có công dụng giảm đau răng.
- Dùng lá chồi non nhất giã nát đem đi sát trùng vết thương cũng rất hiệu quả.
- Nhựa cây còn có công dụng đặc biệt đó là giảm hiện tượng tim đập nhanh, thực hiện bằng cách phơi khô sau đó nghiền nát và sử dụng 2gr một lần với nước uống.
- Tức ngực và đầy hơi cũng có thể sử dụng bằng cách tán mịn trộn lẫn với mật ong và uống với nước lá tía tô 3gr. Hỗn hợp gồm có 6gr trầm hương, đinh hương sau đó trộn tán với 9gr nhựa cây bồ đề.
Trồng bồ đề trong nhà nên hay không?
Sau khi đã tìm hiểu về ý nghĩa cũng như công dụng quan trọng và đặc biệt của lá bồ đề trong cuộc sống thường nhật. Chúng ta sẽ tiếp tục giải đáp liệu rằng cây và lá của nó tốt như thế thì có nên trồng trong nhà hay không?
Câu trả lời là không nên, bởi thực chất đây là một loại cây linh thiêng, giúp hóa giải oán hận, căm thù, tịnh tâm, siêu độ nên việc trồng bồ đề không chỉ có ảnh hưởng với con người mà ma quỷ cũng vậy.
Việc trồng trong nhà vô tình sẽ biến nhà của bạn trở thành nơi thu hút oan khí, vậy nên thông thường sẽ chẳng ai trồng cây này trong nhà cả. Mà chúng ta sẽ thường thấy chúng ở các đền đình, miếu mạn, hay chùa chiền.
Có thể bạn quan tâm:
- Vòng trầm hương – Đem đến sự bình an, may mắn cho bạn
- Hổ phách và những điều bất ngờ bạn chưa bao giờ được biết
Các loại lá bồ đề và công của từng loại
Tất nhiên rồi, lá cây này có nhiều công dụng như vậy nên việc sử dụng lá bồ đề trong cuộc sống là rất tốt. Vậy nên nếu như bạn có điều kiện thì rất nên thỉnh cho mình một lá để đeo, treo hay đặt trong nhà của mình.
Còn nếu bạn chưa có điều kiện thỉnh lá vàng, bạc thì việc bạn có một lá cây bồ đề khô bên mình cũng là rất tốt rồi. Bởi lá sẽ giúp bạn và gia đình được yên ổn, giải trừ ác nghiệp, xua đuổi tà khí.
Đối với tầm quan trọng của lá cây bồ đề như vậy nên không ít bạn đầu tư cũng như có ý định thỉnh lá cây bồ đề. Tuy nhiên loại lá này cũng có nhiều dạng và nó có thể đặt ở nhiều nơi, vậy nên bạn cần căn cứ xem mình muốn đặt lá ở đâu để thỉnh cho đúng. Dưới đây sẽ là một số lá cây bồ đề thường được thỉnh để đặt bạn có thể tham khảo.
Lá bồ đề có in hình phật phía trên
Hiện nay, loại lá phong thủy được xếp vào dòng yêu thích và thỉnh nhiều nhất phải nhắc đến đó là lá có in hình Đức Phật. Phật được in chính giữa mang theo bên mình với mong muốn cầu bình an, may mắn, và có một tâm hướng thiện.
Lá bồ đề được làm bằng gỗ
Để đáp ứng nhu cầu khác nhau cũng như mức độ chi trả của người tiêu dùng nên nhiều loại lá được tạo ra. Và những chiếc lá cây bồ đề được điêu khắc thủ công tỉ mỉ cũng là một sự lựa chọn đáng để thử.
Thỉnh bùa lá cây bồ đề
Tiếp đến đó là một loại thỉnh nữa nghiêng về bùa chú. Đó chính là bùa được thỉnh cũng với mục đích xua đuổi tà khí, tâm hướng lành và thỉnh bình an, hạnh phúc đến với gia chủ khi đeo.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin và nội dung về bài biết liên quan đến lá bồ đề cùng những ý nghĩa, công dụng tuyệt vời mà loài cây mang biểu tượng thiêng liêng, từ bi, độ thế của Đức Phật. Mong rằng qua bài viết này có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cây và lá của nó nhé!