Kitô giáo được biết đến từ thế kỷ thứ nhất khi các môn đồ của Giêsu được gọi là Kitô hữu tại thành Antiochia xứ Syria (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), nơi họ đến để lánh nạn và định cư sau những cuộc bức hại đầu tiên tại xứ Judea. Nền thần học của Kitô giáo sơ khai được thành lập và truyền bá bởi sứ đồ Phaolô và các sứ đồ khác. Hãy cùng mình tìm hiểu về lịch sử hình thành Kitô giáo trong nội dung dưới đây nhé.
Thế giới La Mã trước lúc Kitô giáo xuất hiện
Thế giới của Đế Quốc La Mã vào thế kỷ I là một thế giới của sự ổn định chính trị. Người La Mã cai trị rất khắc nghiệt, nhưng họ tạo ra một thế giới tương đối hoà bình. Augustus và những người kế vị ông đã áp đặt một nền hoà bình kiểu La Mã; dù có khắc nghiệt, nhưng hoà bình. Dĩ nhiên là có những cuộc nổi dậy địa phương chống lại nhà cầm quyền La Mã, như cuộc nổi dậy của người Do Thái vào những năm 66-70; nhưng không có cuộc chiến tranh thế giới nào trong giai đoạn này. Và như vậy, Ki tô giáo phát triển trong một thời kỳ chính quyền ổn định và sự yên ắng của thế giới.
Thế giới La Mã ở thế kỷ thứ I không có những niềm tin tôn giáo lớn. Người Hy Lạp và người La Mã có những đền thờ chư thần, nhưng đức tin trong họ phần lớn đã chấm dứt, nhất là trong giới trí thức lãnh đạo. Việc cúng tế các quỷ thần La Mã vẫn được tiến hành chính thức, nhưng ít được sự ủng hộ rộng rãi. Các quốc gia trong Đế quốc có các tôn giáo riêng của họ.
Với Do Thái giáo, bản thân đạo này có được nhiều tín đồ từ đạo khác cải sang. Tuy vậy, bản thân đế quốc không có một tôn giáo mang tính quyết định trong kỷ nguyên này, và nhiều người đang tìm kiếm một tôn giáo mới thay chỗ cho những đức tin đã đang mai một dần.
Một khía cạnh khác của lịch sử hình thành Kitô giáo là tại thời điểm La Mã ở thế kỷ thứ I (trong Do Thái giáo và cả những tôn giáo khác) ngày càng trở nên rõ rệt đó là, có một dự báo trong một số người rằng “thế giới gần đến ngày tận thế”. Trong những nhóm chính trị ở Palestine có một niềm hy vọng vào một đấng cứu tinh xuất hiện để dẫn dắt dân tộc trong việc lật đổ con ác quỷ La mã. Trong số những người sống ở Wadi Qumran bên bờ Biển Chết, người đã soạn ra tài liệu thường được gọi là Kinh Biển Chết, có một dự báo về một ngày tận thế đang đến nhanh. Những người này quả quyết rằng, tận thế đến rất gần, đến nỗi họ bỏ cuộc sống bình thường để đi vào nơi hoang dã, sống đơn độc chờ Thượng Đế đến. Trong thế giới buồn thảm và chờ mong này thì Đức Giêsu người Nazareth xuất hiện.
Lịch sử hình thành Kitô giáo
Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Kitô là Chúa Giêsu Crit (Jesus Christ), con của Chúa Trời đầu thai vào người con gái đồng trinh tên là Maria và được sinh ra ở Bétlêem vùng Palextin (lúc bấy giờ nằm trong lãnh thổ của đế quốc La Mã) vào khoảng năm thứ 5 hoặc 4 TCN.
Trước khi đạo Kitô ra đời, ở đây đã có đạo Do Thái.
Kinh thánh của đạo Do Thái gồm ba phần là Luật pháp, Tiên Tri và Ghi Chép Thánh tích. Về sau, đạo Kitô kế thừa kinh thánh của đạo Do Thái và ba bộ phận này được ghi chép lại gọi là kinh Cựu ước.
Sau khi vùng phía Đông Địa Trung Hải bị La Mã thống trị, đời sống của nhân dân ở đây rất cực khổ. Trong khi đó, tư tưởng của phái triết học khắc kỷ (Stoikism) với các nội dung như thần thống trị thế giới, sống nhẫn nhục chịu đựng là đức tính tốt đẹp, mọi người đều bình đẳng, v.v…đang được lưu hành ở La Mã.
Chính giáo lý của đạo Do Thái, tư tưởng của phái khắc kỷ và đời sống cực khổ không có lối thoát của nhân dân bị áp bức, là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời của Kitô giáo.
Đối tượng tôn thờ của đạo Kitô là chúa Trời.
Kế thừa quan niệm của đạo Do Thái, đạo Kitô cho rằng Chúa Trời là đấng sáng tạo ra tất cả, kể cả loài người. Nhưng đồng thời họ lại đưa ra thuyết “tam vị nhất thể”, tức là Chúa Trời (Chúa cha), Chúa Giêsu (Chúa con) và Thánh Thần tuy là ba nhưng vốn là một.
Đạo Kitô cũng có quan niệm về thiên đường, địa ngục, linh hồn bất tử, thiên thần, ma quỷ.
Kinh thánh của đạo Kitô gồm hai phần là Cựu ước và Tân ước. Cựu ước là kinh thánh của đạo Do Thái mà đạo Kitô tiếp nhận, còn Tân ước là kinh thánh thực sự của đạo Kitô. Kinh Tân ước vốn viết bằng tiếng Hy Lạp, gồm có 4 phần là Phúc âm, Hoạt động của các sứ đồ, Thư tín vàKhải thi lục.
Đạo Kitô có 7 nghi lễ quan trọng thường gọi là 7 bí tích. Đó là:
1.Rửa tội: nghi thức vào đạo.
2.Thêm sức: củng cố lòng tin.
3.Thánh thể: ăn bánh thánh.
4.Giải tội: xưng tội để được xá tội.
5.Xức dầu: xoa nước thánh vào người sắp chết.
6.Truyền chức: phong chức cho giáo sĩ.
7. Hôn phối.
Trên đây là lịch sử hình thành Kitô giáo, hãy cùng đón xem những kiến thức mới về Kitô giáo tại trang web của chúng tôi nhé.