Phật dạy rằng, trong lòng không khuyết thiếu thì được gọi là “phú”, được người khác cần đến, thì được gọi là “quý”. Vui mừng sảng khoái không phải là một loại tính cách mà là một loại năng lượng. Xả bỏ, buông bỏ những “Tham, sân, si” để hồn được an lạc, thể xác được tự do. Đây là ý nghĩa của học cách buông bỏ lời phật dạy.
1. Phiền não là lẽ thường tình
Học cách buông bỏ lời phật dạy nói về phiền não của con người thường xoay quanh 12 chữ:
Buông không đành
Nghĩ không thông
Nhìn không thấu
Quên không được
Trong cuộc sống hàng ngày, chuyện áp lực và va chạm, chúng ta thường khó tránh khỏi những bất đồng trong công việc, sinh hoạt hàng ngày, và các mối quan hệ ở gia đình, nơi làm việc. Khi xảy ra tranh cãi, ta có thể không kiềm chế được và nổi nóng hay nặng lời, ta có thể thắng hay thua cuộc tranh cãi, thường không dễ giữ được hòa khí…Kết quả là khiến chúng ta bị tổn thương hoặc gây tổn thương cho người khác. Thậm chí, sẽ cảm thấy chính bản thân mình trở nên đau đớn, mất niềm tin, rồi ân hận. Nhưng lời đã nói ra như bát nước hắt đi, ân hận lúc đó cũng đã muộn rồi.
Những lúc như thế này, điều người ta cần làm là giữ bình tĩnh và loại bỏ sân si, biết buông bỏ những gì khiến ta cảm thấy bất an đó chính là học cách buông bỏ lời phật dạy.
Phật dạy rằng, trong lòng không khuyết thiếu thì được gọi là “phú”, được người khác cần đến, thì được gọi là “quý”. Vui mừng sảng khoái không phải là một loại tính cách mà là một loại năng lượng. Cách tháo gỡ phiền muộn tốt nhất chính là quên phiền muộn.
“Không tranh giành” chính là từ bi.
“Không tranh cãi” chính là trí tuệ.
“Không nghe” chính là thanh tịnh.
“Không nhìn” chính là tự tại.
“Tha thứ” chính là giải thoát.
“Biết đủ” chính là buông.
Người ta sống trên đời thường không vui vì nhiều lý do. Nhưng chủ yếu nhất là ba nguyên nhân sau: Thứ nhất: Quen phóng đại hạnh phúc của người khác; Thứ hai: Quen phóng đại nỗi khổ của bản thân mình; Thứ ba: Quen mang nỗi khổ của bản thân mình ra so sánh với nỗi khổ của những người khác, đem khuyết điểm của mình ra so sánh với ưu điểm của người khác.
Tất cả những nguyên nhân trên đều xuất phát từ sự ôm đồm của chính bản thân, hay nói cách khác là thái độ không bằng lòng với bản thân mình, cái gì cũng muốn được, muốn hơn mà không chịu “buông”.
Sống trên đời, làm người không nên quá khắt khe, làm việc không cần quá cầu hoàn mỹ, niềm vui không thể hưởng hết, đối nhân xử thế nên hiểu được có chừng có mực, khoan dung đối với người khác chính là cho bản thân mình một phần linh động, một đường lui.
2. Buông bỏ phiền não theo lời Phật dạy
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt một câu hỏi cho một vị Sa môn là: “Tuổi thọ của con người thường kéo dài trong bao lâu?”
Sau đó, một vị Sa môn đã trả lời là: “Chỉ dài bằng một hơi thở”. Đức Phật nói: “Đúng vậy. Ông là người hiểu đạo” (trích trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương)
Hơi thở có phải là hơi tức điều hòa khí tiết, giống như khi con người ta gặp chuyện phiền muộn thường thở một hơi dài, như vậy có thể phần nào giải phóng năng lượng tiêu cực. Hoặc ngược lại cũng có thể hiểu, hơi thở ở đây chính là sự giác ngộ, thở một hơi, không màng thế sự thường tình, vĩnh viễn bao bọc thân tâm trong an lành, giác ngộ, vĩnh viễn được thanh thản, vì không cần phải lo lắng đắn đo.
2.1 Học cách kiểm soát bản thân
Bạn không thể kiểm soát hành động của người khác, và cũng không nên cố gắng. Nhưng bạn có thể kiểm soát không chỉ hành động của bạn, mà còn ý nghĩ của bạn.
Bạn có thể ngừng làm sống lại nỗi đau, và chọn để đi tiếp. Bạn có năng lực này. Bạn chỉ cần học cách thực hiện.
2.2 Đừng kiểm soát
Hãy sẵn sàng từ bỏ việc kiểm soát tất cả mọi thứ liên quan tới bạn hoặc tới người khác: các tình huống, sự kiện và con người. Hãy chấp nhận mọi thứ và mọi người– chính xác như họ vốn là vậy– và bạn sẽ cảm thấy thoải mái. Hãy để cho mọi điều tự xảy ra.
Đặt biệt là trên những tranh luận vô vị và không cần thiết. Bởi vì đại đa số người chỉ muốn được thắng, không đành lòng chịu thua. Tốt nhất là cả hai bên đều cùng thắng. Vô luận trong nước hay ngoài nước, quốc nội, quốc tế, con người trên thế gian, đôi bên cùng thắng là cách lựa chọn tốt đẹp nhất.
Trong kinh Phật có một câu chuyện kể rằng: “Tiểu hòa thượng và lão hòa thượng cùng đi hóa duyên, tiểu hòa thượng lễ độ cung kính, việc gì cũng đều nhìn theo sư phụ. Khi tới bờ sông, một cô gái muốn qua sông nhưng không đươc. Lão hòa thượng đã cõng cô gái qua sông, cô gái sau khi cảm ơn thì đi mất, tiểu hòa thượng trong lòng cứ thắc mắc “Sư phụ sao có thể cõng một cô gái qua sông như thế?”. Nhưng cậu ta không dám hỏi, cứ thế đi mãi được 20 dặm, cậu ta thực sự không kìm được đành hỏi sư phụ: “Chúng ta là người xuất gia, sao thầy có thể cõng một cô gái qua sông?” Sư phụ điềm đạm nói: “Ta đã bỏ cô ấy xuống bên bờ sông rồi, còn ngươi thì đã cõng cô gái ấy 20 dặm rồi vẫn chưa bỏ xuống.”
Lời nói của lão hòa thượng đầy thiền ý, hàm chứa trong đó chính là nghệ thuật nhân sinh giống như câu nói học cách buông bỏ lời phật dạy. Ven đường nhìn thấy vô vàn cảnh đẹp, trải qua biết bao những gập ghềnh, khó khăn. Nếu như đem tất cả những nơi đã đi qua và mang theo tất cả những khổ đau sẽ khiến cho bản thân mình chất chứa thêm rất nhiều phiền não. Sẵn sàng buông bỏ là một cách cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và an nhiên đối mặt với cuộc sống.
2.3 Hãy từ bỏ việc viện cớ
Đóng gói những cái cớ và ném chúng đi. Bạn không cần đến chúng. Thường thì chúng ta chỉ giới hạn bản thân mình trong những gì chúng ta làm vì nhiều lý do. Thay vì lớn lên, nâng cao cuộc sống và tinh thần, chúng ta lại kẹt lại, tự dối bản thân, viện tới tất cả các loại lý do, mà trong 99,9% trường hợp, không phải là có thật.
2.4 Hãy từ bỏ sự quyến luyến
Đây là một quan niệm mà hầu hết chúng ta rất khó hiểu, nhưng nó không phải là một cái gì đó không thể. Khi bạn tách mình khỏi tất cả mọi thứ, bạn trở nên yên bình hơn, khoan dung, thân thiện và thanh thản hơn, như vậy bạn có thể đến một nơi mà bạn có thể hiểu tất cả mọi thứ mà không cần phải chịu đau khổ. Nó là một trạng thái vượt ra ngoài ngôn từ.
Học cách buông bỏ lời phật dạy mang nhiều ý nghĩa trong đời sống. Những ai hiểu được câu nói này sẽ giúp tâm trí trở nên thanh thản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.