Tamlinh365.net - Bí ẩn về thế giới tâm linh
No Result
View All Result
  • Nhân tướng học
  • Vật phẩm phong thuỷ
  • Xem bói
  • Tâm linh
  • Giải mã
  • Blog
  • Nhân tướng học
  • Vật phẩm phong thuỷ
  • Xem bói
  • Tâm linh
  • Giải mã
  • Blog
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Tâm linh

Bản chất của tôn giáo, phân tích khía cạnh của bản chất

24 Tháng 9, 2022
in Tâm linh
0 0
0
0
SHARES
83
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, tồn tại cùng với chiều dài lịch sử xã hội loài người. Tôn giáo xuất hiện ngay từ khi con người còn ở chốn hoang sơ, là một nhu cầu của tín đồ và những người theo tôn giáo. Một nhu cầu có tính cộng đồng, dân tộc, khu vực và toàn nhân loại. Bản chất của tôn giáo không chỉ là việc đạo, mà còn là việc đời; nó không chỉ liên quan đến viễn cảnh về cuộc sống ngày mai trên thiên đường hay nơi địa ngục, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của con người. Trong đó, lối sống, niềm tin tôn giáo gắn bó chặt chẽ với đời sống văn hóa của mỗi dân tộc, cộng đồng, nhóm xã hội và mỗi quốc gia.

Bản chất của tôn giáo

Tôn giáo là gì? Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Do đó xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước sức mạnh tự nhiên và sức mạnh xã hội.

Bản chất của tôn giáo
Hình 1: Bản chất của tôn giáo.

Theo C.Mác: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim … tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.

Tuy nhiên tôn giáo cũng chứa đựng một số nhân tố giá trị văn hóa, phù hợp với đạo đức, đạo lý của xã hội.

Về phương diện thế giới quan thì thế giới quan duy vật Mác xít và thế giới quan tôn giáo là dối lập nhau. Tuy vây, những người cộng sản có lập trường mác xít không bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của nhân dân. Ngược lại, chủ nghĩa ML và những người cộng sản, chế độ xhcn luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.

Bản chất của tôn giáo thông qua các khía cạnh

Kinh tế – xã hội của tôn giáo

Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì vậy họ đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa nhứn sức mạnh đó. Từ đó, họ xây dựng nên những biểu hiện tôn giáo để thờ cúng.

Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, tội ác … tất cả họ quy về số phận và định mệnh. Từ đó, họ đã thần thành hóa một số người thành những thần tượng có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác mà sinh ra tôn giáo.

Như vậy, sự yếu kém về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh tế, áp bức, bóc lột về chính trị, bất lực trước những bất công của xã hội là nguồn gốc sâu xa của

Nhận thức của tôn giáo

Nhận thức của tôn giáo
Hình 2: Bản chất của tôn giáo thông qua nhận thức.

Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, Bản chất của tôn giáo hay nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân mình còn có giới hạn. Mặt khác, trong tự nhiên và xã hội có nhiều điều khoa học chưa khám phá và giải thích được nên con người lại tìm đến tôn giáo.

Sự nhận thức của con người khi xa rời hiện thực, thiếu khách quan dễ rơi vào ảo tưởng, thần thành hóa đối tượng.

Như vậy, sự yếu kém về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh tế, áp bức, bóc lột về chính trị, bất lực trước những bất công của xã hội là nguồn gốc sâu xa của

Tâm lý của tôn giáo

Do sự sợ hãi, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội mà dẫn đến việc ính ra tôn giáo. Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm “sự sợ hãi sinh ra tôn giáo”. Lênin cũng cho rằng, sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản …. sự phá sản “đột ngột” “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm họ bị diệt vong …, dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại.

Ngay cả những tâm lý tích cực như lòng biết ơn, sự kính trọng cũng có khi được thể hiện qua tôn giáo.

Tính chất của tôn giáo

Tính lịch sử của tôn giáo

Tính lịch sử của tôn giáo
Hình 3: Tính lịch sử trong tôn giáo.

Con người sáng tạo ra tôn giáo. Mặc dù nó còn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một phạm trù lịch sử. Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới mức độ nhất định.

Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. Trong từng giai đoạn lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó. Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo.

Đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi con người nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên, xã hội, khi con người làm chủ được tự nhiên, xã hội, làm chủ được bản thân mình và xây dựng được niềm tin cho mỗi con người thì tôn giáo sẽ không còn.

Tính quần chúng của tôn giáo

Tôn giáo là nơi sinh hoặt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Hiện nay, số lượng tín đồ của các tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số thế giới.

Tuy tôn giáo phản ánh hạnh phúc hư ảo, song nó phản ánh khát vọng của những con người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bát ái … Bởi vì, tôn giáo thường có tính nhân văn, nhân đạo hướng thiện. Vì vậy, còn nhiều người ở trong các tầng lớp khác nhau của xã hội.

Tính chính trị của tôn giáo

Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chi giai cấp, các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình.

Trong nội bộ tôn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiều khi cũng mang tính chính trị. Trong những cuộc đấu tranh ý thức hệ, thì tôn giáo thường là một bộ phận của đấu tranh giai cấp.

Ngày nay, tôn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp không chỉ ở quốc gia mà còn cả phạm vi quốc tế. Đó là sự xuất hiện các tổ chức quốc tế của tôn giáo với thế lực lớn đã tác động đến nhiều mặt, trong đó có chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, cần nhận thức rõ về bản chất của tôn giáo rằng: đa số quần chúng đến với tôn giáo nhằm thõa mãn nhu cầu tinh thần; song trên thực tế đã và đang bị các thế lực chính trị – xã hội lợi dụng để thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ.

admin

admin

Next Post
Những công dụng của trầm hương mà chưa chắc bạn đã biết

Những công dụng của trầm hương mà chưa chắc bạn đã biết

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đề xuất

Nốt ruồi ở cổ tay phải, trái của nam và nữ có ý nghĩa gì?

Nốt ruồi ở cổ tay phải, trái của nam và nữ có ý nghĩa gì?

2 năm ago
Ngoại cảm là ý thức chứa đựng bản năng tâm linh thiết thực

Tâm linh – Thế giới kỳ bí cùng những điều chưa thể khám phá

3 năm ago
Đá Cẩm Thạch là gì? Ý nghĩa phong thủy và mệnh hợp với đá

Đá Cẩm Thạch là gì? Ý nghĩa phong thủy và mệnh hợp với đá

3 năm ago
Người mệnh kim hợp màu gì và xung khắc với màu gì nhất?

Người mệnh kim hợp màu gì và xung khắc với màu gì nhất?

3 năm ago
Những dấu hiệu nhận biết bị chơi ngải tà ma bạn cần biết

Những dấu hiệu nhận biết bị chơi ngải tà ma bạn cần biết

2 năm ago
Hướng dẫn các cách lựa chọn đá phong thủy mệnh thủy

Hướng dẫn các cách lựa chọn đá phong thủy mệnh thủy

3 năm ago

TAMLINH365.NET

Tâm linh là một thuật ngữ bao hàm về trí tuệ, ý thức, tinh thần, linh hồn của một sinh vật và cao hơn là con người. Ngoài ra tâm linh còn là những hiện tượng kỳ bí, nằm ngoài phạm vi hiểu biết thông thường của con người như ngoại cảm, thần giao cách cảm.

  • About
  • Advertise
  • Careers

©Copyright @2022 by tamlinh365.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Nhân tướng học
  • Vật phẩm phong thuỷ
  • Xem bói
  • Tâm linh
  • Giải mã
  • Blog

©Copyright @2022 by tamlinh365.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In