Màu xám từ trước đến nay, làm cho cuộc sống của chúng ta thêm màu sắc. Mỗi màu sắc lại mang trong mình những ý nghĩa và tượng trưng khác nhau. Các màu sắc khác nhau khi ứng dụng vào cuộc sống sẽ có những ý nghĩa riêng, đặc biệt là trong thiết kế, thời trang, tâm linh,… Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về khái niệm, ý nghĩa và các lĩnh vực có thể ứng dụng tông này nhé.
Khái niệm màu xám
Màu xám được tạo ra bằng cách phối hợp hai màu cơ bản là màu trắng và màu đen lại với nhau. Tuỳ thuộc vào tỉ lệ của hai màu trên sẽ tạo ra những màu khác nhau. Đôi khi người ta cũng gọi là màu ghi hoặc là màu ghi, sở dĩ nó được gọi như thế là xuất phát từ tên gọi tiếng Pháp (girs) và tên gọi tiếng Anh (grey) nên nó cũng được sử dụng ở một số quốc gia để dễ phân biệt.
Màu sắc này cũng cũng được cho là một màu có trạng thái không cảm xúc. Khi ta xét trong tâm lý học ở một khía cạnh nào đó thì cũng biểu thị cho sự thoả hiệp giữa hai bên.
Các loại màu xám phổ biến
Màu xám được tạo ra bằng cách hoà trộn hai màu trắng và đen lại với nhau. Tuỳ thuộc vào tỉ lệ sẽ tạo ra nhiều màu có sắc thái khác nhau.
- Nếu ta hoà trộn với tỉ lệ màu đen nhiều hơn màu trắng thì sẽ tạo ra xám đậm.
- Nếu ta hoà trộn với tỉ lệ màu trắng nhiều hơn thì sẽ tạo ra xám nhạt.
Mỗi một cấp độ màu cũng đếu mang những đặc điểm khác nhau:
- Với xám đậm thì sẽ toát ra vẻ sang trọng, uy nghiêm.
- Với xám nhạt sẽ tạo cảm giác vui tươi, dễ gần gũi.
Ý nghĩa của màu xám trong cuộc sống
Màu xám được xem là một màu tĩnh và không mang sắc thái của cảm xúc. Nó thường được liên tưởng đến sự thỏa hiệp, hoà giải hay bù đắp.
Ở một góc độ nào đó, màu này cũng đại diện cho sự đứng đắn, trưởng thành của con người. Gam màu này toát lên vẻ thanh lịch, lịch lãm, vững chãi và rất đáng tin tưởng trong mọi việc.
Đối với những người đam mê về phong thuỷ, màu này rất hợp với những người mệnh Thuỷ và mệnh Kim. Bởi lẽ màu sắc này là sự kết hợp giữa cặp màu đen và trắng. Và những người mạng hoả cần hạn chế sử dụng gam màu này.
Một số người cũng quan niệm xám là màu của thời gian, thể hiện một cảm giác cô đơn lẻ bóng. Trong thực tế thì những thứ để lâu không sử dụng, hay những vật bị lãng quên đều bị ám lên một lớp bụi hay mạng nhện phủ lên bề mặt.
Từ thời xa xưa, sắc xám còn được coi là màu của điềm xấu, mang tính chất dự báo một sự việc không tốt sẽ diễn ra. Một số quốc gia còn xem màu này là một màu sắc liên quan đến người chết và các linh hồn, sự trỗi dậy, sự sống lại từ cõi chết.
Một điểm đặc biệt thú vị là pháp luật cũng sử dụng cụm từ “khu vực màu xám” để ám chỉ một không gian mà các tội phạm sử dụng để thực hiện các hành động phi pháp.
Tính cách của những người thích màu xám
Màu xám là một gam màu tối, vì vậy nên không phải người nào cũng ưa chuộng màu sắc này. Nhưng bên cạnh những người yêu thích những màu sắc trẻ trung, năng động thì cũng có những người đặc biệt thích tông màu tối này. Có thể bởi trong tích cách của họ có những điểm khá giống so với ý nghĩa của gam màu này mà chúng tôi vừa nêu ở trên.
Đối với những nhóm người có xu hướng trung lập, đứng giữa ở mọi tình huống trong cuộc sống thì màu xám cũng phản ánh khá rõ nét tính cách của họ. Với đặc tính không cảm xúc, những người yêu thích màu này thường thờ ơ, không quan tâm đến mọi thứ.
Do gam màu này còn toát lên vẽ trưởng thành, điềm đạm nên những người thích màu này cũng có xu hướng tránh xa mọi sự hỗn loạn, đôi lúc học chỉ muốn cô lập bản thân, sống ẩn dật và không thích bất kì nơi nào.
Một số quốc gia còn xem màu xám là màu của công lý, đây là những phản ánh về tính cách của nhóm người đáng tin cậy, yêu hòa bình và luôn bình tĩnh trong mọi tình huống.
Ngoài ra, màu xám còn thể hiện tính cách của một số nhóm người không thích sự chú ý, luôn ngụy trang bản thân và hành động một cách kín đáo để không gây chú ý. Hay là nhóm người chăm chỉ, tập trung, không hay trì hoãn công việc hay xao lãng bởi bất kỳ điều gì.
Các ứng dụng của màu xám
Bởi vì đây là một gam màu trầm nên màu xám được sử dụng vào rất nhiều mục đích trong cuộc sống. Có thể kể đến như: thiết kế thời trang, trang trí nội ngoại thất, đồ họa…
Màu xám trong lĩnh vực thời trang
Các nhà thiết kế hiện nay đã đưa màu xám vào trong những thiết kế của mình để tạo ra những bộ trang phục hoặc phụ kiện. Với ưu điểm là thuộc gam màu trung tính nên việc sử dụng kết hợp với các màu khác rất dễ dàng.
Chúng ta thường thấy các nhà thiết kế kết hợp màu này với các màu khác để tạo nên những đặc trưng riêng cho người mặc.
- Xám kết hợp với màu trắng: tạo cảm giác thanh lịch, tinh tế.
- Xám kết hợp với đen tạo cảm giác bí ẩn, quyền lực.
- Xám kết hợp với cam tạo cảm giác cuồng nhiệt, nóng bỏng.
Trong thiết kế nội thất
Không chỉ trong lĩnh vực thời trang, màu xám cũng là một tông màu được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong lĩnh vực thiết kế và trang trí nội thất gia đình. Nó toát lên vẻ đẹp thanh lịch, thời thượng, tạo cảm giác không gian thư thái và yên tĩnh dễ chịu.
Một số vật dụng nội thất thường được áp dụng gam màu này:
- Sử dụng kết hợp bộ ghế sofa và bàn trà màu xám tạo ra một hiệu ứng thẩm mỹ cao, thể hiện sự tinh tế trong việc bố trí không gian tiếp khách.
- Phối hợp màu sơn giữa gam màu xám và các màu khác để sơn lên tường nhà tạo trải nghiệm nhẹ nhàng như đang ở các vùng thôn quê. Điểm đặc biệt là dù kết hợp với màu nóng hay lạnh thì cũng tạo nét độc đáo riêng biệt.
- Sử dụng làm gam màu chủ đạo cho phòng ngủ cũng là một ý tưởng đáng để lưu tâm. Nhưng nếu muốn mang lại ấn tượng sâu sắc và cảm giác mới lạ thì nên kết hợp khéo léo giữa các màu sắc khác.
Có thể bạn quan tâm:
- Màu nâu và 101+ ý nghĩa trong đời sống thú vị nên tìm hiểu
- Màu ghi và các ứng dụng của màu ghi trong cuộc sống
Màu xám trong lĩnh vực đồ hoạ
Quả là một thiếu sót nếu không nhắc đến việc áp dụng màu xám trong lĩnh vực thiết kế đồ hoạ. Với ý nghĩa liên quan giữa gam màu này với thời gian thì việc sử dụng trong các bản thiết kế đang rất được các designer ưa chuộng.
Các nhãn hàng sử dụng kết hợp gam màu này với màu khác làm toát lên vẻ huyền bí, sang trọng khó tin. Áp dụng vào thiết kế sản xuất các bao bì, nhãn hiệu làm tăng hiệu quả quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm, từ đó sẽ rất có lợi cho doanh thu sau này.
Vì đây là một gam màu trung tính nên cũng được sử dụng rất nhiều trong thiết kế website. Xám đậm không gợi lên cảm xúc mạnh mẽ như các màu đỏ, tím, và cũng không rõ ràng như màu đen, vì vậy nó gợi nên sự huyền bí giúp làm nổi bật lên phần nội dung của website.
Qua bài viết trên, mong rằng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan hơn về màu xám. Và có thể sử dụng, phối hợp gam màu này với những màu sắc khác một cách hài hòa, hợp lý. Hãy thường xuyên theo dõi website của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức về đời sống hơn nữa nhé.